Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

Chữ TĨNH (静) và Chữ TỊNH (浄). Phải hiểu như thế nào...

 

  Nhân chuyện trong nhà có giữ hai món. 

1 - Một bức thư pháp của nhà sư Huyễn Hư viết chữ TĨNH () theo thể đại tự và câu "Tâm tức khởi Thiền định" (心即豈禅定) nằm trong lòng chữ TĨNH. Ráp lại toàn bộ sẽ thành câu: "Tĩnh tâm tức khởi thiền định" (心即豈禅定). (Vui lòng đọc bài "Chữ Tĩnh trong thư pháp Trung Quốc"" nằm trong blog này"

 

Bức thư pháp. TĨNH TÂM tức khởi Thiền định


2 - Và một cái bình hoa bằng gốm có viết chữ TỊNH (), Chưa rõ nguồn gốc nhưng ở trôn có ký tên với một chữ Hán. 

    



      
Cái bình hoa TỊNH TÂM và chữ ký dưới trôn



    Từ hai chữ "Tĩnh Tâm" và "Tịnh Tâm" mới nảy sinh thắc mắc khi nào dùng chữ TĨNH () và khi nào dùng chữ TỊNH () trong văn viết và nói. Và phải dùng như thế nào cho đúng,,, Cũng như ý nghĩa đầy đủ của nó ra sao... Thât nan giải... 

      Vậy ta thử phân tích dạng tự trong hai chữ vừa nêu xem sao.  


: TĩNH:

  - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn:  Im lặng;  Bể yên sóng lặng;  Yên tĩnh;  Tĩnh mịch;  Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn);  Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);

Bộ:    = Thanh = Màu xanh, (+6 nét).

 - Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn (TĐ. Trần văn Chánh).

 

 :  TịNH.

    - (Tính) Lâng lâng, yên lặng. Như: “thanh tịnh”  trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy “thanh tịnh”  làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là “tịnh độ” , chỗ tu hành gọi là “tịnh thất” . Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là “vãng sinh tịnh độ” .

    - Sạch sẽ, phàm cái gì tinh nguyên không có cái gì làm lẫn lộn tạp nhạp đều gọi là tịnh, lâng lâng không có gì cũng gọi là tịnh.

     - Lắng đọng xuống phía dưới, trầm tích. (Có lẽ vì vậy mà chữ này dùng bộ Thủy)

     - Thanh tịnh, rỗng không, sạch sẽ (TĐ. Trần văn Chánh).

 Bộ:   =   Thủy = Nước (+6 nét).


Điều đáng chú ý là cả hai đều có dùng chung một chữ TRANH (chỉ khác nhau ở bộ thủ.

 :  TRANH.  =   Giản thể của chữ   .

 

1. tranh, giành, đua
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

 Hai chữ Tịnh và Tĩnh  đều lấy chữ Tranh làm gốc chỉ có khác ở Bộ Thủy và Bộ Thanh .


Vậy Hai chữ TĨNH TÂM và TỊNH TÂM khác nhau như thế nào?

Phải chăng:

-  TĨNH TÂM là làm cho tâm hồn ở trang thái YÊN TĨNH. THANH THẢN... (Bị bộ Thanh khống chế)

- TỊNH TÂM là làm cho tâm hồn LẮNG ĐỌNG, TRẦM LẮNG XUỐNG. (Bị bộ Thủy khống chế). Lắng xuống đáy giòng nước. Có chiều hướng quay về bản ngã. Quán tâm...


Cauminhngoc

10/10/2024



Chuyện tên gọi của tác phẩm.

 

Chuyện tên gọi của tác phẩm. 


Không rõ tên tác phẩm “Đôi bờ sông Hồng” do họa sĩ Lê văn Đệ hay do người sau đặt?

 

I - Tác Phẩm của họa sĩ Lê văn Đệ được bán đấu giá.

      Lê Văn Đệ. Khóa đầu tiên (1925-1930). Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tốt nghiệp năm 1930 với hạng Nhất cùng với Lê Phổ; Georges Khánh; Nguyễn Phan Chánh...v.v...


                                  

                                          Lê Văn Đệ. Đôi bờ sông Hồng. Năm 1930

                                       Les bords du fleuve Rouge. 1930, sơn dầu trên toan.

         Bức tranh hiếm thuộc sở hữu của một bộ sưu tập tư nhân ở Pháp. Tác phẩm từng tham gia Triển lãm Thuộc địa Paris (từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1931) bên cạnh bức Mademoiselle Phượng của Mai Trung Thứ đã gõ búa ở mức giá khá hợp lí cho người sưu tập: 220.000 euros, chưa tính phí.

      Một tác phẩm hiếm hoi của họa sĩ Lê Văn Đệ với trích xuất nguồn gốc rõ ràng, khung gỗ tuy đã bong tróc nhiều nhưng vẫn còn sót lại một chấm phủ vàng, hẳn từng có một lớp phủ vàng thếp tinh tế.

                                                                                                           ( Nguồn Kevin Vương ).


Phiên đấu giá hôm qua, 24/6/2022 tại nhà Millon / Asium, “ĐÔI BỜ SÔNG HỒNG” của Lê Văn Đệ gõ búa 220.000€, sau khi tính thuế (khoảng 30%), giá thành tương đương 6,8 tỉ VND, là giá cao nhất của phiên này.( Theo nguồn nhà nghiên cứu Mỹ Thuật. Ngô Kim Khôi ).

 

Khung tranh bị hư hỏng (Nguồn: Phạm quốc Tuấn)

         Trong quyển “Một nhà họa sĩ ta Lê văn Đệ”. Tác giả Nguyễn Văn Hanh viết tại DaKao năm 1939. Đức Lưu Phương xuất bản. Ở trang 26, giòng thứ 14, 15 có ghi rất rõ ràng. “bức tranh dầu GHE THUYỀN TRÊN SÔNG NHỈ HÀ của Lê văn Đệ, học sanh năm thứ năm…” Không rõ có phải bức được bán đấu giá với bức "Ghe thuyền trên sông Nhị Hà" là một hay là hai bức khác nhau... (Rất tiếc là quyển sách không có in hình ảnh gì về bức tranh cũng như kích thước). Nhưng chắc chắc bức tranh vẽ bến thuyền do HS. Lê văn Đệ vẽ có tên "Ghe thuyền trên sông Nhị Hà".

        Để hiểu rõ ngọn ngành về con sông Hồng qua bao thăng trầm lịch sử nên đã tìm đọc và thấy nguồn “Người Kể Sử” cho biết. Đoạn chảy từ Lào Cai đến " ngã ba Hạc " ở Việt Trì (Phú Thọ) được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Như vậy con sông Hồng có mang một tên mỗi khi nó chảy qua một địa phận, thế mà trước giờ cứ ngỡ chỉ có một tên gọi duy nhất là sông Hồng.

       Do vậy tên gọi “Ghe thuyền trên sông Nhị Hà”. Đã chỉ rõ giòng sông Hồng. Đoạn chảy qua khu vực Hà-Nội, được gọi là sông Nhị Hà. Điều này khiến cho ta có nhận định chuẩn xác hơn về địa vực.

      Ở vào những năm 1930, phương tiện giao thông chắc hẳn là có khó khăn. Không rõ Lê văn Đệ có cất công đi ngược lên vùng thượng nguồn để vẽ không? Và hình ảnh con sông bao la và bến bãi tấp nập được mô tả như vậy có xảy ra ở một nơi chốn nào khác trên vùng thượng nguồn sông Hồng không? Hay chỉ ở vùng hạ lưu con sông mới có? Riêng cái tên “Ghe thuyền trên sông Nhị Hà” nó cũng giúp ta khẳng định ông Đệ khi này đang ở Hà Nội. Chắc không xa với chỗ ông cư ngụ. Nên ông đã đến đó vẽ và đặt tên cho tác phẩm của mình là như vậy.

       Còn như tên gọi “Đôi bờ sông Hồng”. Không giúp ta hiểu được Lê văn Đệ được vẽ ở đoạn nào của giòng sông. Đoạn sông Thao hay sông Nhị Hà?

       Do quyển “Một nhà họa sĩ ta Lê văn Đệ” không có in hình tác phẩm. Nên cũng chưa rõ.

        Tác phẩm có tên gọi “Ghe thuyền trên sông Nhĩ Hà” trong quyển sách của ông Nguyễn văn Hanh viết là một tác phẩm hoàn toàn khác với bức “Đôi bờ sông Hồng” vừa bán đấu giá xong. Hay là hai tên gọi này cùng chỉ chung một tác phẩm vẽ về bến thuyền ở Hà Nội của họa sĩ Lê văn Đệ?

         Còn tên “Đôi bờ sông Hồng ” do họa sĩ Lê văn Đệ đặt hay do người sau nay đặt. Nếu cho là của ông Đệ đặt thì có gì chứng minh không?

       Nếu truy nguyên được đó chỉ là một tác phẩm nhưng có đến hai tên gọi khác nhau thì nên sử dụng tên nào cho phù hợp? Và có nên quan trọng hóa vấn đề tên gọi của tác phẩm này không hay tên nào cũng xong? Hoặc giả. Chả có gì phải ầm ỹ cho thêm dấm dớ lẩm cẩm!?

        Theo nguồn của Nguyễn Văn Hanh. Tên tác phẩm là “Ghe thuyền trên sông Nhỉ Hà”. Thì bức tranh này được Lê văn Đệ vẽ bến thuyền trên sông Hồng ở đoạn chảy qua Hà-Nội. Còn tên gọi “Đôi bờ sông Hồng” cho thấy rất chung chung không rõ ở đoạn nào, mà sông Hồng rất dài và có ít nhất hai tên Sông Thao và Nhị Hà.

        

       II - Tác phẩm của họa sĩ Đan hoài Ngọc.

    Dưới đây là một tác phẩm cũng mô tả một bến thuyền có màu sắc rất gần gũi với bức của HS. Lê Văn Đệ. Bảng màu trong tác phẩm cho thấy giòng nước chứa đầy phù sa. Nó ảnh hưởng mạnh như thế nào với con người sống và làm việc trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.

     Bức tranh vẽ một khu vực bến bãi trên sông của họa sĩ Đan Hoài Ngọc (Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1933). Không thấy ghi tên tác phẩm và năm vẽ.  Nhưng dựa vào cảnh sắc trong bức tranh của Lê văn Đệ. Có vẻ Đan Hoài Ngọc cũng đứng đâu đó trước một bến thuyền bên bờ sông Hồng ở đoạn chảy qua Hà-Nội để vẽ thành tác phẩm này. Bức tranh mô tả bến thuyền ở vào khoảng thời gian tranh tối tranh sáng của buổi bình minh… Cảnh sắc khá giống với bức của Lê Văn Đệ vẽ “Ghe thuyền trên sông Nhị hà”.

      Rất có thể bức “Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà” (Do người viết mạn phép đặt) của họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ vào những năm 1930-1933. Thời điểm này Đan Hoài Ngọc vẫn đang còn lưu trú ở Hà-Nội vì ông đang theo học Khóa I. Tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, mãi đến Tháng 6 năm 1933 mới tốt nghiệp. Sau đó ông mới quay trở lại Miền Nam… Chuyện cho rằng họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ bức này vào đầu thập niên 30/TK 20. Một phần cũng dựa vào một số dữ kiện từ một số họa sĩ khác cùng thời cũng hay dùng ván khổ nhỏ để vẽ thay vì dùng bố vải. Chẳng hạn như họa sĩ Antoine Ponchin và cũng có một số các nghệ nhân sơn mài thường thực hiện trên ván... Rất có thể vào thời điểm đó bố vẽ khan hiếm hoặc đắt đỏ. Cũng có thể vì những trở ngại. Nếu dùng bố vải làm nền vẽ thì phải căng lên khung, điều này vừa mất thời gian vừa tốn kém lại vừa cồng kềnh, nếu làm nhiều gây sẽ khó khăn cho việc di chuyển. Do đó các họa sĩ hay sử dụng ván vì nó vừa ít tốn kém, vừa thuân tiện cho việc mang theo khi đi xa để vẽ … Một lý do khác. Khi đó những căn nhà của người Việt thường làm kiểu ba gian nên các phòng ốc không lớn để treo tranh khổ to. Gian giữa dùng làm khán thờ và để tiếp khách nhưng cũng không quá rộng. Nhưng lại bày biện các hình thái khác như hoành phi câu đối, tủ bán, đồ gốm sứ...v... v... Chỉ trừ một số quan lại Việt mới có villa nhưng lại không sính tranh. Vỉ thế. Lúc đó đa số các họa sĩ chỉ vẽ tranh khổ lớn khi nào có người đặt hoặc tham dự các kỳ triển lãm trong hoặc ngoài nước.


   Họa sĩ Đan Hoài Ngọc. Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà. Sơn/ván. Kt: 24.5cm x 33cm. Bức này HS. Đan hoài Ngọc có thể vẽ vào những năm 1930 đến 1933. Khi đó ông còn đang theo học ở Hà Nội. Sau năm 1933 ông về lại miền Nam.

 

       III - Một số bức của họa sĩ Đan Hoài Ngọc.


Bằng Tốt nghiệp của họa sĩ Đan Hoài Ngọc qua bản photocopy


     Một số tác phẩm của họa sĩ Đan hoài Ngọc vẽ bằng sơn dầu trên ván khổ nhỏ mang nội dung phong cảnh miền Bắc. Tât cả cùng kích thước có vẻ như những bức này được họa sĩ Đan Hoài Ngọc vẽ ở một vùng quê nào đó gần bên sông Nhị Hà vào những năm trước 1933. Họa sĩ Đan Hoài Ngọc tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Khóa I, năm 1933 và sau đó ông đa quay trở về miền Nam. Những tác phẩm này hiện đang nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tập tranh miền Nam Vũ Đình Hải (Trừ bức "Bến thuyền buổi sớm trên sông Nhị Hà". Ông Hải đã tặng cho người viết)..








       05 bức tranh do họa sĩ Đan Hoài Ngọc vẽ khi vẫn còn lộng trong khung cũ….nằm trong bộ sưu tập của anh HaiVu Dinh, Bức thứ năm anh HaiVu Dinh đã ưu ái tặng cho người viết.

 

IV – Bức tranh của họa sĩ Antoine Ponchin

Antoine Ponchin. Eo Gió (Quy Nhơn). Sơn dàu/gỗ mít. KT: 40cm x 31xm. Năm vẽ: Trước năm 1933. Chữ ký: góc trái dưới.




Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

Họa sĩ HÀ UYÊN (Phạm văn Thanh) - Với những tác phẩm cắt giấy dán.

 


                             

          HS. Hà Uyên. Phụ bản báo Vạn Hạnh. Số 20 - 21. Năm 1967. 15.5cm x 24cm.

 

 


Họa sĩ Hà Uyên (1931-2003). Trừu tượng. Cắt giấy dán. Kt: 19cm x 27xm. Năm: 1997.


Họa sĩ: Hà Uyên (Phạm văn Thanh). (1931 – 2003).

Thể loại: Tranh cắt giấy dán (collage).

Chất liệu: Giấy báo ảnh ngoại nhập dán trên nền carton album ảnh.

Thể loại: Siêu thực.

Đế tài: Tĩnh vật, phong cảnh và con người...v...v...

Kích thước chung: 19,5cm x 27cm.

Năm thực hiện: 1997 và 1998.


I - Chuyện về họa sĩ Hà Uyên:

     Họa sĩ Hà Uyên sinh năm 1931 Bắc Việt. Mất năm 2003 tại Saigon. Anh di cư vào Nam năm 1954. Do tính tình khá kín đáo nên rất ít khi anh nói về bản thân. Những gì về anh đều được biết qua bạn bè và người quen. Anh từng phục vụ trong quân đội của VNCH và cũng là thương phế binh loại nặng đã được giải ngũ (mất một lá phổi và cụt ba ngón tay ở bàn tay phải). Đã từng theo học hội họa với họa sĩ Tạ Tỵ. Thỉnh thoảng anh có vẽ minh họa cho báo Vạn Hạnh và một người bạn cho biết sau 1975 anh có vẽ một bức tranh Phật Thích Ca khá lớn theo lối bút sắt đánh mắt võng với ba màu. Xanh dương, đỏ và vàng cho chùa Xá Lợi ở đường Hồ Xuân Hương thuộc Quận 3. Không rõ bức tranh này ngày nay còn hay không nữa? 

      Sau 1975 do sức khỏe yếu ớt  và trong vòng xoáy kinh tế thời bao cấp đầy khó khăn nên anh đã phải lăn ra cùng người em tên Hoàn đi bán sách cũ ở lề đường Cao Thắng, Quận.3 (đối diện chùa Tam Tông Miếu) để kiếm chút đỉnh đắp đổi cho cuộc sống. Ở giai đoạn này cả hai anh em sống tạm trong căn nhà thuê khá chật chội ở con hẻm 16/75 Nguyễn Thiện Thuật. Quận 3. Con hẻm 16/75 liên thông ra bên hông trường Tiểu học Phan Đình Phùng. Mặc dù bị sự khó khăn thúc bách nhưng anh vẫn không thể xa rời thú đam mê hội họa của mình. Do bán sách cũ nên đôi lúc anh mua được những tờ giấy trắng còn tốt. Tận dụng nó anh đã giải tỏa ẩn ức chất chứa trong lòng của mình bằng cách dùng bút bi để tạo thành những bức tranh nho nhỏ vừa giải khuây vừa gởi cho các gallery ngoài đường Đồng Khởi. Quận 1 bán mong kiếm được chút nào đỡ chút nấy... Những bức tranh của anh đa phần là nhỏ vẽ bằng bút bi và thỉnh thoảng khi vớ được quyển tạp chí nước ngoài cũ không bán được nhưng có những trang quảng cáo có hình ảnh màu. Khi đó anh mới có được một vài bức tranh cắt giấy dán cho mình. Đối với anh những thước bố, tuýp màu và những cây cọ là niềm mơ ước ngoài tầm với vì nó quá đắt đỏ so với mức sống rất khiêm tốn của anh… 

     Sau vài năm vật lộn với cuộc sống cả hai chuyển về con hẻm sâu ở góc đường Lý Thái Tổ và Phan đình Phùng gần chợ Bàn Cờ. Giáp với khu cư xá Hỏa xa và chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Cuộc sống của anh lúc cuối đời chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của người em tên Hoàn sống với công việc dịch thuật sau khi cả hai bỏ nghề bán sách báo cũ.… 

     Cho đến năm (1995) khi xã hội cởi mở giao thương với Quốc Tế nên có du nhập vào thị trường nhiều loại báo ảnh như: Air France, Elle, Madame Figaro… cùng một số loại báo ảnh báo khác khá là phong phú. Từ đó anh chuyên tâm khai thác các tờ quảng cáo với hình ảnh đầy màu sắc và chuyển hẳn sang thể loại cắt giấy – dán. Với những ý tưởng sáng tạo, anh đã chọn lựa, gạn đục khơi trong từ những hình thể sắc màu vô tri khô cứng trong từng trang quảng cáo, rồi cắt ghép thành từng mảng kỷ hà rồi đem dán ghép chúng lên những miếng carton vốn dĩ là những tờ ruột của quyển album ảnh đã phế bỏ. Tất cả những vật liệu thô phác ban đầu đó, anh đã biến nó trở thành những bức tranh xinh xắn chứa đựng cả một khoảnh trời ý tưởng cùng niềm đam mê say đắm của riêng anh. Do lấy những tờ giấy cứng là ruột của các quyển album ảnh có khuôn khổ cố định, thường rơi vào tầm: 19cm x 27cm nên khổ tranh của anh không thể vượt qua những con số đó. Xét về quá trình sáng tác của họa sĩ Hà Uyên hầu như chỉ toàn tranh bút bi và giấy dán, ngoài ra không thấy có các thể loại nào khác. Lý do đơn giản là. Cái khó nó bó cái khôn...

     Tôi lưu giữ được một số lượng lớn tranh của anh cũng có nguyên do của nó. Qua những lần tiếp súc, tôi thấy anh rất khó khăn về tài chính mỗi khi phải mua những quyển báo ảnh.  Atlas Air France. Mục đích lọc lấy những tờ quảng cáo đầy màu sắc làm nguyên liệu cho tác phẩm. Thị trường báo ảnh ở giai đoạn này khá khan hiếm, mấy loại báo Elle, Madam Figaro do là báo ngoại nhập thỉnh thoảng mới có nên khá hiếm. Mọi người phải mua tranh với nhau nên giá cả đẩy lên rất cao so với tờ báo cũ không còn giá trị về mặt tiếp thị. Đã có lần anh phải đem bán cả bộ đồ nghề về hội họa, điêu khắc cho tôi để lấy tiền mua báo ảnh. Nhưng sau đó tôi tặng lại cho anh làm kỷ niệm chứ không giữ. Sự tiếp súc thường xuyên khiến cho tôi và anh trở lên gần gũi hơn mặc dù đã quen biết nhau gần chục năm qua những lần mua bán trước đó. Trong câu chuyện anh thổ lộ khái quát về cuộc sống hàng ngày. Với anh chỉ cần một cái bánh chưng hay nắm xôi cũng là đủ bữa và có một ly cà phê đen buổi sáng là hạnh phúc rồi. Cũng trong lần gặp này, tôi đưa ra đề nghị là sẽ cung cấp nguyên liệu báo ảnh và bao tiêu toàn số bộ tranh của anh làm ra với giá thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Theo tôi! Đây cũng là cách giúp anh vượt qua cơn khó khăn... Mặc dù trước đó nghe nói anh vẽ rồi có đem ra đường Đồng Khởi gởi bán nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Do vậy! Khi nghe tôi đề nghị, anh vui vẻ đồng ý ngay. Từ đó cứ mấy ngày anh lại ra lấy một mớ báo ảnh mang về tạo thành tác phẩm rồi đem giao cho tôi lấy tiền như đã giao ước. 

       Chúng tôi trao đổi bình thường đến gần 2 năm không có điều tiếng gì. Phải thật sự mà nói ở giai đoạn mới mở cửa này (1995 - 2000) chỉ có sơn mài và tranh lụa là hợp thời vụ. Ngoài ra thì rất khó tìm được người sưu tập. Kể cả tranh sơn dầu của các đại họa gia cũng xếp xó. Riêng tranh của anh lại rất cá biệt lại có kích thước khá khiêm tốn nhưng vì tôi thích nên chẳng nghĩ ngợi gì. Vì thế anh làm được bao nhiêu đem ra là tôi ôm hết (1). Có đồng ra đồng vào nên cuộc sống của anh cũng phần nào dễ chịu hơn lúc trước.

     Cho đến một hôm người phụ nữ đại diện nói rằng tôi mua tranh của anh quá rẻ và đòi tăng giá. Tôi nhận thấy không thể đáp ứng được chuyện này nên đã ngưng chuyện hợp tác từ đó (năm 1998) (2). Có một điều dẫn đến chuyện không hay này là chị chàng chẳng hiểu gì về chuyện tôi đã phải bỏ tiền ra thu gom từng tờ báo ảnh với cái giá không hề rẻ để đưa cho anh làm nguyên liệu, đồng thời lại còn phải chịu trách nhiệm bao tiêu nữa nên giá thành cho một bức cũng đâu ít ỏi gì ở thời điểm đó. Thật tình là tôi thích tranh và muốn hỗ trợ cho anh chứ có bán được cho ai đâu... Cũng kể từ dạo ấy tôi không có dịp gặp lại anh vì quá bận bịu, tất bật trong chuyện mua bán hàng ngày ở cửa hàng. Một chuyện kể cũng đáng buồn, nhưng biết làm sao. Chắc tại hết duyên...    


II - MỘT THOÁNG NHÌN VỀ TRANH CẮT GIẤY DÁN CỦA HS. HÀ UYÊN.

    Toàn thể tranh của Hà Uyên dưới đây thuộc giòng “ Collage ”. Nôm na là tranh dán giấy. Anh thực hiện xuyên suốt trong hai năm 1997 và 1998. Theo trường phái Siêu thực. Với dòng tranh collage này (3). Thông thường người họa sĩ tạo hình bằng cách xé giấy thành những mảng lớn nhỏ tùy ý rồi dán chúng lại với nhau tùy theo sự xắp đặt để cho ra đời tác phẩm của mình. Đôi khi có những họa sĩ dùng sơn hay màu nước vẽ dặm thêm vào. Thể loại tranh này rất ít họa sĩ theo đuổi vì nó không tạo được những đường nét như của cọ vẽ. Màu sắc cũng không thể pha trộn như ý muốn mà phải bị lệ thuộc vào tờ giấy xé ra. Nhưng đối Hà Uyên thì sự việc nó lại khác hẳn. Anh không xé vụn giấy để dán như mọi người. Ở trong tranh của anh là một kỳ công. Sự tư duy có chiều sâu. Một bố cục phức hợp đa hình sắc kết hợp bằng những đường nét kỷ hà học thành tác phẩm. Tranh của anh pha trộn giữa hiện thực và trừu tượng. Một cách anh chọn lựa để biểu cảm nội tâm của mình. Xem tranh của anh ta thấy anh chắt chiu từng sắc độ sẵn có trong tờ báo. Anh khai thác đúng mức những hình sắc hiện hữu vô tri của tờ báo bắt nó trở thành cái hữu thể trong tác phẩm của mình. Một việc làm không phải dễ. Anh đã chọn cho mình một chuyện quá khó trong giòng tranh Cô-la. Phải chăng anh nghĩ rằng chỉ có nó mới đủ sức chuyển tải những suy tưởng, những cảm hứng, những rung động trong miền sâu thẳm nội tại nên đã dành trọn cuộc đời để đồng hành cùng nó. Đó là điều đặc biệt tôi muốn đánh động về tranh của anh Hà Uyên với mọi người. 

     a/ Về bố cục: Bố cục hình thể trong tranh Hà Uyên: Là sự gắn kết những hình kỷ hà phức tạp được chọn lọc kỹ lưỡng tạo thành bố cục tổng thể …

    b/ Về đường nét: Đường nét trong tranh Hà Uyên là những đường cắt trên tờ giấy tạo hình phân tách khối, mảng cùng những đường nét sẵn có trong các ảnh chụp của tờ tạp chí mà anh khai thác để biến thành tiếng nói của mình.

     c/ Về màu sắc: Màu sắc trong tranh Hà Uyên. Là nơi những sắc thái hiện thực trong từng các bức hình đa sắc trong báo ảnh., anh đã vận dụng tâm trí triển khai nó, biến nó trở thanh một nhân tố tích cực phục vụ cho ý đồ tư duy bùng vỡ trong tâm thức sáng tạo của anh… Một sự biến thể từ những mảng màu sặc sỡ vô tri trở thành hữu thức chứa đầy ý tưởng triết lý nhân sinh. Đó cũng là một đặc tính trong tranh Hà Uyên..

     d/ Về đề tài: Đề tài trong tranh của họa sĩ Hà Uyên rất phong phú đa dạng: Về Đạo, về đời, về cuộc sống và tĩnh vật...v...v...


III - MỘT SỐ TÁC PHẨM CẮT GIẤY-DÁN CỦA HỌA SĨ HÀ UYÊN. 


Hình 01.

Hình 02.

Hình 03.

Hình 04.

Hình 05.

Hình 06.

Hình 07.

                                 
Hình 08.


 
Hình 09&10.

Hình 11&12.

 
Hình 13&14.

Hình 15&16.


 
Hình 17&18.


Hình 19&20. 

Hình 21&22.

 
Hình 23&24.

Hình 25&26.

 
Hình 27&28.

 
Hình 29&30.

 
Hình 31&32.

Hình 33&34.

 
Hình 35&36.


TƯỞNG NHỚ HỌA SĨ HÀ UYÊN ( Phạm văn Thanh).

 

     Thế là anh đã ra đi. Một ra đi thật lặng lẽ, bạn bè người biết kẻ không. Trong những người không biết đó. Có tôi. Chuyện buồn này phải đến hơn cả năm sau qua người em ruột thịt của anh tôi mới biết.

     Tôi rất xúc động khi nghe tin anh mất! Nhưng tôi không chút ngạc nhiên, bởi vì với cơ thể còm cõi đó ai cũng cho rằng anh khó mà sống thọ. Thế mà anh cũng đã vượt qua cái tuổi thất thập. Một điều lạ? Một sự kỳ diệu trong cuộc sống! Anh đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Mọi người thân quen không bao giờ còn gặp được anh nữa. Nếu còn thì cũng chỉ là những kỷ vật và những bức tranh cắt giấy dán của anh mà thôi!. Nói đến tranh của anh cũng là một niềm xót xa, đau đớn! Nhìn lại những bức vẽ bằng bút bi của anh sau 1975 thời bao cấp cuộc sống đâm so đổ dụi muôn vàn khó khăn. Với những tờ giấy trắng khổ nhỏ và vài cây bút " BIC " có mực xanh đỏ mà anh đã nhặt nhạnh được dùng làm nguyên liệu. Rồi qua lối vẽ đánh mắt võng nhặt khoan để tạo hình gởi gắm niềm đam mê của mình vào đó để trở thành những bức tranh. Một sự giải tỏa những dồn nén, bức xúc trong tâm hồn say mê nghệ thuật hội họa của mình ở thời thóc cao gạo kém như thế đấy. Càng đau đớn hơn khi nghe anh thổ lộ. Những dụng cụ bình thường được xem là trợ cụ cho nghề nghiệp không thể thiếu của người họa sĩ, thế mà đối với anh. Những tấc vải bố, tuýp màu và những cây cọ lại là sự mơ ước, niềm khát vọng. Tất cả là những xa xỉ, vượt quá tầm với của anh. Người phế binh trước 1975. Mất một lá phổi và ba ngón ở bàn tay trái khiến cho sức khỏe bị suy kiệt, khiến anh khó có thể xoay trở bình thường trong cuộc sống. Sự nghèo khó bệnh tật đeo bám, dằn vặt thúc bách, trói buộc đời sống anh từng ngày từng giờ không phút ngơi nghỉ. Nó thay nhau đè lên thân xác còm cõi, yếu ớt. Lôi tuột anh vào vòng xoáy bất hạnh. Dẫu là như thế. Nhưng nó vẫn không hề làm cho mai một đi được nỗi đam mê nghệ thuật hội họa cháy bỏng trong tâm hồn anh. Chỉ vào những thời khắc anh làm việc. Ta mới nhận thấy niềm say mê ngời sáng trong ánh mắt và đầy hoan lạc trên khuôn măt khắc khổ của anh. Nhờ trời! Anh cũng đã tìm thấy lối thoát cho mình khi xã hội bắt đầu hội nhập với thế giới. Một cứu cánh đến với anh từ những tờ báo ảnh nước ngoài đầy màu sắc rực rỡ như: Elle. Madame Figaro, Atlas Air France...v.v… Nó giúp anh giải tỏa những dồn nén ẩn chứa trong tâm thức bấy lâu giờ có điều kiện phát tiết. Sự vượt ra khỏi những nét bút đánh võng ca-rô một cách thần kỳ cũng là nhờ vào sự tích lũy cơ bản về hội họa qua những tháng ngày theo học với họa sĩ bậc thầy Tạ Tỵ. Anh thú nhận là ảnh hưởng từ người thày cũng như anh này rất nhiều… Cứ nhìn vào tranh của anh khắc biết chuyện này nó sâu đậm đến chừng nào… Nhưng không phải là bản sao từ ngươi thày Tạ Tỵ. Mà là một cõi riêng của Hà Uyên. Anh đã có một sự chuyển hóa tích cực từ hình thể cho đến màu sắc và thể loại tranh để tạo ra một sắc thái cá biệt cho mình. 

       Họa sĩ Hà Uyên đã trút bỏ tất cả những gì đè nặng ở giai đoạn bút bi, những trăn trở của bản thân và cuộc sống. Bằng bằng cách khai thác triệt để các mảng sắc màu rực rỡ và phong phú sẵn có trong những trang báo quảng cáo, đem phối ngẫu với từng mảng tư duy nội tại mà anh đã thai nghén ấp ủ, rồi cho nó tuôn trào qua đôi bàn tay lịch lãm cùng với nhãn quan trí tri điêu luyện để trở thành tác phẩm cho riêng mình. Nó không phải là những mảnh xé vụ vặt trong loại tranh “ collage ” thường thấy mà là những mảng giấy cắt theo hình kỷ hà được biến thể qua nhiều dạng thức chắt lọc, cùng sự phối sắc tinh tế, làm chúng hiển lộ lên những sắc độ trân quý, lạ lẫm đến từng phần, từng góc độ, để rồi trở thành những bức tranh lập thể, trừu tượng, siêu thực đầy cá tính mang đậm phong cách Hà Uyên…

     Anh kiên trì, say mê nó và đã tìm thấy hướng đi mới cho mình nơi nẻo đường hội họa. Chuyện này cũng đã giúp anh quên đi những dằn vặt, cơ cực đói khổ, bệnh tật đeo bám ngày ngày.      

        Nói về những tác phẩm của anh thực hiện. Có thể cho đây là một nét cá biệt trong nghệ thuật hội họa xứ Việt Nam chúng ta. Nó không giống với bất cứ ai và mang đến cho mọi người thưởng lãm có nhiều sự suy gẫm mỗi khi đứng trước nó. Chỉ đáng tiếc là khổ tranh cũng nhỏ bé khiêm nhường như con người hiện hữu của anh. Một mẫu người. khép kín, cam chịu. Lúc nào cũng muốn co lại chịu đựng cho số kiếp, làm anh càng dúm dó thêm. Không hiểu là cuộc sống co cụm đó có ảnh hưởng gì đến sự thực hiện tác phẩm của mình hay không mà đa phần ta thấy tranh của anh ít khi nào vượt quá cái khổ 20cm x 30cm. thật thê thảm. Nhưng phải nói là dù cho những bức tranh kích thước rất khiêm nhường như vậy. Nhưng tư tưởng, màu sắc và hình thể trong tranh của anh không bé nhỏ, khiêm nhường chút nào. Anh trăn trở, chọn lọc những ý tưởng lạ kỳ sâu lắng. Tìm cách gởi gắm những băn khoăn khắc khoải. Những niềm mơ ước, khát khao mà anh kiến trải trong cuộc sống. Mọi thứ được anh nhào nặn, đúc kết rồi dàn trải trên mặt giấy thành những câu chuyện được diễn tả bằng những đường nét kỷ hà, đong đầy những sắc màu bí ẩn kỳ dị. Khi thì trong sáng, lúc êm đềm, man mác...khi thì mênh mang mộng mị..v..v... Có một điều kỳ lạ là trong tranh của anh không hề ảm đạm, thê lương bức xúc. Mặc dầu cuộc đời anh đầy ắp những thứ đó. Anh không chối bỏ cuộc sống. Anh chấp nhận cuộc đời cho dù nó luôn mang đến cho anh biết bao nhiêu sự đau thương. Đó cũng là một điểm son rực rỡ của họa sĩ Hà Uyên (Phạm văn Thanh).

    Hà Uyên anh ạ! Hôm nay tôi viết lên những giòng chữ này như là thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ đến anh. Cũng như trân trọng những việc anh đã làm và để lại. Cho dù nhiều người chưa biết đến anh và tác phẩm. Nhưng tôi đoan chắc rằng anh đã mãn nguyện đi hết cuộc đời của mình bằng chính nỗi đam mê chân chính nuôi dưỡng trong lòng. Cầu mong anh được an nhiên tự tại nơi cõi vĩnh hằng không còn trăn trở, không còn bị dằn vặt bởi cuộc sống thế nhân... Những tác phẩm của anh để lại sẽ minh chứng cho điều đó...

          Cauminhngoc 29/4/2013.


 Phụ chú:

(1)  Số lượng tranh của hoa sĩ Hà Uyên. Hiện đang lưu giữ có số lương trên 100 bức. Cho hai năm 1997 và 1998.

  (2)  Do đi lại khó khăn nên có lần anh dẫn một người phụ nữ luống tuổi ra của hàng và cho biết cô ấy sẽ là người thay anh giao tiếp với tôi.


  (3) Thể loại tranh xé giấy dán này. Ở miền Nam trước năm 1975 có họa sĩ Hồ Hoàng Đài và Hồ Thành Đức,

Tranh của họa sĩ Hồ hoàng Đài. (Trong bộ sưu tập của ông Vũ Đình Hải).

Tranh của họa sĩ Hồ thành Đức. (Trong bộ sưu tập của ông Vũ Đình Hải).


Cauminhngoc
Sưu tập và giới thiệu.
02/8/2024