Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT GIỮA TRANH ĐỒ HỌA VÀ TRANH VẼ MÀU NƯỚC?

Với các người đã qua trường lớp mỹ thuật và những nhà sưu tập có kinh nghiệm thì việc phân biệt giữa tranh vẽ màu nước và tranh đồ họa không khó. Nhưng với những người mới bước chân vào lãnh vực này thì lại là một trở ngại lớn...
Để phân biệt giữa hai loại này thực ra không khó nếu có tiêu bản trước mắt để nhận dạng. 


HAI BỨC TRANH KHẮC GỖ CỦA HS. TRẦN BÌNH LỘC.

Dưới đây là hai bản tranh khắc gỗ của Trần bình Lộc. Lấy từ Phố Mua Bán do Minh Long đưa lên. 

Bức số 01.      Tranh khổ: 35cm x 50cm.


Bức số 02.  Tranh khổ: 35cm x 50cm
Tác giả: Trần Bình Lộc ( Hoạ sĩ- người thấy xuất sắc của trưòng cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Ông sinh năm 1914, mất năm 1941 do tai nạn đèn măng xông khi được trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương cử sang mở phân viện đào tạo tại Nông Pênh). Năm sáng tác 1941.   
       
NHẬN XÉT TỔNG QUÁT.
- Tổng thể tác phẩm này tác giả vẽ theo lối cực giản nhưng chắc nịch về tạo hình và sắc độ. Có ảnh hưởng tranh khắc gỗ của Nhật. Dùng mảng màu lớn và đường nét là chủ yếu . Không vờn, ít chuyển tán sắc độ do bị giới hạn bởi kỹ thuật đồ họa.…
- Cái khay trà và bình hương là vật phụ nhưng tác giả lại vẽ rất kỹ. Một bố cục tạo sự tương phản với chủ thể, vừa dùng nó làm đường dẫn, đồng thời cũng chính là điều gói ghém ý tưởng của tác giả.
    Tóm lại. Đây là  hai tác phẩm rất đẹp. 
     

 Chú ý trong thể loại tranh đồ họa: 
    * Những chỗ khoét trũng xuống bản khắc (âm) sẽ không bắt màu nên khi in sẽ lộ ra màu của nền giấy hoăc vật liệu khác. 
* Những chỗ không khoét (dương) sẽ nhô lên nên lúc xoa màu, màu sẽ bắt lên lên chỗ đó. Khi in  chất màu mà ta đã chọn để xoa, phết lên nó sẽ lộ ra. 

CHI TIẾT.
Hai bức tranh trên, Cho thấy những yếu tố chỉ bộc lộ trên tranh đồ họa. 
 Bởi những yếu tố sau:

* Đường chỉ có màu trắng chạy viền quanh bức tranh. Đường chỉ viền này là phần được khoét trũng (ÂM) trên khuôn gỗ. Khi xoa màu tên mặt ván, rãnh không ngậm màu. Lúc in ra sẽ để lại đường chỉ trắng của giấy.
 * Nền màu xanh lá lam nham. Chỗ đậm, chỗ nhạt không đều do mực quét màu lên mặt bản gỗ có chỗ bị khô sớm hoặc do phết màu nơi mỏng nơi dày. Cũng có thể do giấy hút màu không đều nên khi in vỗ mà có xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng đó. 
   * Những nét bút vẽ nhuyễn, mảnh như sợi chỉ rất đều đặn. Một hình thức khi được thợ khắc chau chuốt tỉ mỷ trên mặt bản gỗ (dù là bản dương hoăc âm), vì vậy chúng đều mang tính đều đặn cố định. Nên khi màu phết lên, lúc vỗ bản những sợi chỉ nơi khuôn sẽ xuất hiên rất đều đặn, khác hẳn với nét bút vẽ. Khi vẽ bằng bút. Yếu tố sắc độ của mực bị gia giảm do tính không đều của cánh tay. Do đó trên một mạch bút sẽ có nhiều dấu hiệu như: Mực đậm nhạt không đều. Nét khi mảnh khi dày... đôi khi bị đứt quãng. Mực sẽ nhạt dần phần cuối và đậm ở đầu mạch bút khi vẽ.
* Mảng màu khi in vỗ lên bề mặt có diện tích lớn sẽ cho thấy màu sắc chai lỳ, khô, xuất hiện những đốm như da beo, không mịn đều và mềm mại. 
                           

MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỒ HỌA CỦA NHỮNG HỌA SĨ KHÁC


Bức tranh khắc gỗ của HS. Nguyễn gia Trí.

          Nguyễn gia Trí. Kẻ khó... Khắc gỗ màu trên giấy dó. Phụ bản báo Xuân Đời Nay 1943.


Tranh khắc gỗ của HS. Trần văn Cẩn.

                                Trần văn Cẩn. Gội đầu. Khắc gỗ màu. ( nguồn Google).


Tranh khắc gỗ của HS.Tô ngọc Vân. ( Ái Mỹ ).

    Tô ngọc Vân (Ái Mỹ). Thiếu nữ. Tranh khắc gỗ. Phụ bản trang trong báo Xuân Đời Nay 1943. Bản đặc biệt trên nền giấy báo có hoa văn.



Tranh Litho của HS. Trần Tấn Lộc.

Họa sĩ Trần tấn Lộc. Giới thiệu trà Liên Tâm. Tranh litho. Bìa sau báo Phong Hóa. Năm 1934.





Tranh khắc gỗ của HS. Nguyễn đạo Hưng.


Nguyễn Đạo Hưng. Mẹ&con thời chiến. Khắc gỗ màu. Kích thước:19.5cm x 22.5cm.Thập niên 50/ TK 20.



    Nguyễn Đạo Hưng. Tĩnh vật. Khắc gỗ màu. Kích thước: 21.5cm x 26cm. Thập niên 50/ TK 20.



Tranh khắc gỗ của HS. Sĩ Ngọc.

                              Sĩ Ngọc. Chân dung Vũ trọng Phụng. Bìa sách..Năm 1956.




                     Tranh khắc gỗ của HS. Nguyễn đỗ Cung.


Nguyễn đỗ Cung. Bìa báo. Khắc gỗ. Năm 1936.


Tranh Litho của HS. Lê Phổ

Lê Phổ. Litho màu. Bìa sách năm 1935. 



                                 TRANH VẼ BẰNG MÀU NƯỚC.

  Nếu ta chịu khó quan sát kỹ và so sánh các phần: Nền, màu sắc, đường nét, độ loang của màu, giữa hai phần nêu trên sẽ cho thấy sự khác biệt về tranh vẽ bằng màu nước và tranh đồ họa.
























Chú ý: Vì chỉ là minh họa cho việc nhận xét để phân biệt chủng loại nên mạn phép không nêu chi tiết cho từng tác phẩm. Nếu cần xin vui lòng xem chi tiết nơi các bài trong blog này.

Cauminhngoc